CHƯƠNG 3: NÊN HAY KHÔNG CẮT NGỌN SẦU RIÊNG?

CÓ NÊN CẮT NGỌN SẦU RIÊNG HAY KHÔNG?

Như chúng ta đã biết bộ lá sầu riêng rất quan trọng vì nó đảm nhận vai trò quang hợp nuôi sống mọi hoạt động của cây, bộ lá quan trọng thì ánh sáng mà lá nhận được lại càng quan trọng hơn, việc cắt ngọn sẽ giúp bộ lá tầng dưới được chiếu sáng tốt hơn (giảm được sự che khuất ánh sáng do chóp ngọn của cây kế bên) từ đó tăng cường hiệu quả quang hợp, tăng tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây, nuôi trái được tốt hơn.

Vườn sầu riêng đồng đều, quy chuẩn sẽ dễ chăm sóc hơn.
Vườn sầu riêng đồng đều, quy chuẩn sẽ dễ chăm sóc hơn.

Trong canh tác cây sầu riêng theo hướng độc canh thì khoảng cách trồng được khuyến cáo là 7 – 8m, vậy theo các đặc điểm sinh trưởng tự nhiên của cây sầu riêng thì khi cây 9 – 10 năm tuổi sẽ bị giao tản mạnh, làm giảm khả năng quang hợp và đậu trái rất ít ở các cành dưới cùng.

Chiều cao cây từ 6 – 7m là chiều cao được khuyến cáo thích hợp cho cây sầu riêng trồng ở khoảng cách 8 x 8m (Độ cao cây tương đương với khoảng cách trồng). Cần đảm bảo khi cắt ngọn cây sầu riêng đã có đủ số cành mang trái cần thiết (từ 25 cành trở lên).

Đảm bảo đủ 25 cành mang trái cho cây Sầu riêng cắt ngọn
Đảm bảo đủ 25 cành mang trái cho cây Sầu riêng cắt ngọn

Nếu muốn chiều cao cây là 6m thì khi cây đạt chiều cao 7m sẽ tiến hành cắt ngọn, khi ấy đường kính phần thân ngọn chỉ ở khoảng 2-3cm, cây sẽ ít bị mất sức và giảm được khả năng bị nấm bệnh tấn công. Không nên để cây quá cao mới bởi đầu hãm ngọn, vì khi ấy vết cắt ngọn quá rộng dễ làm cây nhiễm nấm bệnh hoặc nắng gắt sẽ gây nám cành, chết các cành ở phần ngọn.

Vấn đề quyết định chiều cao của cây để cắt ngọn còn có một yếu tố cần quan tâm đó là gió. Nếu vùng có gió lớn và không có hệ thống cây chắn gió đảm bảo thì chỉ nên để cây cao khoảng 4,5 mét là phù hợp.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÂY SẦU RIÊNG CẮT NGỌN

Ưu điểm

  • Tăng hiệu suất quang hợp của toàn bộ cây (sầu riêng cắt ngọn nhận được nhiều ánh sáng hơn).
  • Dinh dưỡng tập trung nuôi cành mang trái to khỏe.
  • Giảm tác động từ gió: gãy cành, trốc gốc, rụng trái…
  • Nhanh chóng quan sát phát hiện sâu bệnh trên cây.
  • Các cành phát triển ngang, không bị vống lên.
  • Tránh tình trạng khô và chết dần cành tầng dưới.
  • Dễ chăm sóc: phun thuốc, tỉa cành, cột trái, thu hoạch…
Dễ trong quá trình xịt thuốc, tỉa cành, chăm sóc
Dễ trong quá trình xịt thuốc, tỉa cành, chăm sóc

Nhược điểm

  • Tốn công hàng năm phải cắt lại ngọn.
  • Nếu cắt không đúng kỹ thuật, cây sẽ dễ mất sức hoặc nhanh chết.

 Lưu ý

+ Cần cắt tỉa cành tăm và đầu cành khi cây gần giao tán, mỗi cây đều có một thế cành riêng vì vậy người cắt tỉa cần nhạy bén định hướng cho cây phát triển tối ưu nhất.

+ Không nên cắt ngọn sầu riêng quá sớm vì cây dễ phát nhiều đọt nếu không quản lý tốt sẽ gây tét ngọn, xì mủ và cây chưa đủ số cành mang trái cần thiết.

Cần tỉa cành, tạo tán cho cây Sầu riêng cắt ngọn
Cần tỉa cành, tạo tán cho cây Sầu riêng cắt ngọn

Chăm sóc cây sầu riêng cắt ngọn không những bình thường như chăm sóc các cây sầu riêng khác mà còn dễ hơn ở khâu phun xịt sâu, rầy vì có chiều cao 6 – 7m nên việc phun xịt khá dễ dàng, lúc đậu trái cũng sẽ tập trung các vị trí gần thân giảm rụng trái hay gãy cành, đến khi cột trái hay lúc thu hoạch sầu riêng thì cây sầu riêng cắt ngọn cũng tỏ ra lợi thế hơn hẳn.

Xem Chương 2: Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng chuẩn.

Xem tiếp Chương 4:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *