Mục Lục
1.1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÂY SẦU RIÊNG
- Sầu riêng thuộc cây thân gỗ, có tán thưa. Khi trưởng thành cây sầu riêng cao từ 25 đến 30 mét.
- Sầu riêng thuộc cây nhiệt đới. Vì thế nhiệt độ thích hợp nhất để sầu riêng phát tiển là từ 22 đến 30 độ C.
- Sầu riêng ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Vì thế việc trồng sầu riêng cần tránh nơi ngập nước. Còn về mùa khô phải đảm bảo đủ nước tưới.
- Sầu riêng trồng tốt nhất trên đất thịt pha cát, đất bazan, đất phù sa. Ở một số loại đất khác vẫn trồng được nhưng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Cây sầu riêng có rễ ăn sâu đến 9 mét, tuy nhiên loài cây này vẫn dễ bị bật gốc. Nếu bà con trồng ở vùng có bão cần có thêm hệ thống chống đỡ cho cây.
- Sầu riêng trồng thường cần 3 đến 4 năm mới cho ra trái.
1.2 KHU VỰC TRỒNG
- Cây sầu riêng được trồng nhiều ở tỉnh Khánh Hòa lên đến khu vực Tây Nguyên và xuống Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Với vùng đồi núi Tây Nguyên – miền đông, các vùng có gò cao ở đồng bằng và vùng có đất sỏi sẽ thích hợp cho giống Monthong (Thái, Dona).
- Với vùng đồng bằng, vùng gần bờ hồ ở nhưng khu vực cao sẽ thích hợp trồng loại giống sầu riêng Ri6.
1.3 ĐẤT TRỒNG
Cây sầu riêng được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thị, đất đỏ Bazan, đất phù sa, các loại đất cát pha hay đất có sỏi nhỏ,… Trừ những nơi toàn sỏi đá, đá tảng lớn hoặc đất có tỉ lệ cát quá nhiều (trên 30% cát) là không trồng được.
Ngoài ra, đất phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đất có độ Ph TỪ 5.5 – 6.5, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, tầng canh tác dày từ 1m trở lên. Tuy nhiên, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn vẫn trồng được nếu biết kỹ thuật xử lý đất trước khi trồng.
1.4 THỜI TIẾT
Cây sầu riêng chỉ nên trồng vùng ít bão và gió, vì khi cây sầu riêng lớn mà bị gãy cành là không có cành thay thế. Nết bật gốc thì 90% là chết.
Do đó cần phải tỉa cành, tạo tán từ nhỏ để hạn chế hiện tượng 2 thân, 3 thân hoặc cành vượt nhiều… vì những dạng này sẽ dễ gãy cành khi gặp mưa to, gió lớn…
1.5. GIỐNG SẦU RIÊNG
Theo góc độ kinh tế thì giống sầu riêng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm chuyên xuất khẩu: Thu hoachj chủ yếu để xuất khẩu sang Trung Quốc, cần thu hoạch đồng loạt và giá cả theo thị trường Trung Quốc gồm các giống Ri6, Monthong (Thái, Dona), Musang King.
- Nhóm bán nội địa: là giống chỉ để thu hoạch khi già, bán ăn liền, không xuất khẩu được gồm các loại như Chín Hóa, Chuồng Bò, Óc Khỉ, Út Thủy, Khổ Qua Xanh…
1.6. KHOẢNG CÁC TRỒNG
- Trồng chuyên canh: 7x7m hoặc 7x8m
- Trồng xen canh: 8x8m, 9x8m, 9x9m, 9x6m
- Lưu ý: Không nên áp dụng những khoản cách trồng biến tướng nếu không hiểu rõ.
1.7. CÂY TRỒNG XEN
- Tuyệt đối không xen canh hơn 2 loại cây trong cùng 1 vườn vì sẽ khó để chăm sóc đúng cách.
- Chỉ nên xen canh các loại cây trung hạn (ổi, na, tắc…) và nắn hạn (rau màu, đậu, dược liệu…) trong khoản 3 năm đầu.
1.8. CHE PHỦ ĐẤT VÀ DIỆT CỎ
- Vườn sầu riêng tuyệt đối không được dùng thuốc cỏ. Chỉ làm cỏ bằng tay phần tán và gốc, bên ngoài dùng máy cắt cỏ để cắt.
- Có thể chọn giải pháp trồng cây thân thảo để che phủ đất, giúp giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, phát triển thiên địch và cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.
Xem tiếp Chương 2: Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng – chuẩn kỹ thuật