CHƯƠNG 4: CẮT CÀNH SẦU RIÊNG – TỈA TÁN – SỬA CÀNH ĐÚNG CÁCH

Cần tỉa cành, tạo tán cho cây Sầu riêng cắt ngọn

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

– Cây dưới 3 năm và đã trồng trên 6 tháng – Cây có nhiều cành vượt

– Thực hiện: 1-2 cành/ lần/ 6 tháng

Lưu ý: cây trên 4 năm hoặc cây đã cho trái thì không áp dụng

CÂY SẦU RIÊNG CÓ 2 LOẠI CÀNH PHẢI CHÚ Ý TỪ NHỎ

1. Cành quả: là những cành mang trái tốt nhất

2. Cành vượt: là những cành có xu hướng mọc vượt lên nhằm thay thế thân chính và thông thường thì không mang trái.

Cành vượt phát triển tạo hiện tượng Sầu riêng đa thân
Cành vượt phát triển tạo hiện tượng Sầu riêng đa thân

Khi cành vượt phát triển mạnh sẽ tạo hiện tượng 2 – 3 – 4… thân phụ, đến khi cây 3 – 4 tuổi nhìn không ra thân chính là cái nào. Kéo theo những hậu quả là:

  • Thứ nhất, thân phụ (Cành vượt ) sẽ ra rất nhiều cành quả nhỏ nhưng cành quả nào cũng nhỏ. Nếu cây có 2 thân, mỗi thân có 10 cành quả nhỏ thì cả cây có 20 cành quả bé xíu làm sao đủ sức nuôi trái. Trong khi đó cùng 1 thời gian chỉ dưỡng 1 thân chính, thân chính có 10 cành quả to (do dồn dinh dưỡng) thì cây sớm cho trái và cành to – khỏe, đồng thời tạo bộ khung vững chắc sau này. Nếu áp dụng trường hợp này gọi là chỉ cần TINH NHUỆ, không cần ĐÔNG.
  • Thứ 2, cây có nhiều thân khi gặp mưa bão, gió to dễ bị tét những thân phụ ngay vị trí giao với thân chính, mà khi thân phụ tét ra sẽ gây tổn thương nặng nề cho cây và khó phục hồi, từ đó, làm mất năng suất. Trong khi những cây 1 thân chính. thì toàn cành quả mọc ngang vuông góc thân chính sẽ ít bị tác động của gió hơn, nếu có gãy thì vẫn cắt phần gãy, chứa cành cụt vẫn cho trái bình thường.
  • Thứ 3, cây có nhiều thân thì dễ bị nhiễm bệnh hơn (xì mủ thân), đặc biệt ngay vị trí giao nhau với thân chính. Nếu cây đã bị bệnh thì khó phát hiện do khe hở ít ai quan tâm và khuất góc nhìn, đợi tới lúc phát hiện rồi thì đã rất nặng và có khi cắt luôn cả cây. Còn cây 1 thân chính thì quá khoẻ để kiểm tra bệnh và dễ xử lý.
Bệnh xì mũ dễ xuất hiện tại vị trí giao nhau giữa các thân
Bệnh xì mũ dễ xuất hiện tại vị trí giao nhau giữa các thân
  • Thứ 4, liên quan đến chất lượng – phẩm chất – năng suất vườn sầu riêng tương lai. Cây nhiều thân sẽ cho trái ở cành quả nhỏ, dinh dưỡng không tập trung, trái thì đầy cây nhưng dễ rụng, tỷ lệ trái loại 1 thấp, dễ gãy hoặc khô cành làm giảm năng suất tương lai. Cây 1 thân tập trung nuôi 10 – 15 cành quả chính, mỗi cành to khỏe tập trung dinh dưỡng nhiều, trái ít rụng và tỷ lệ loại 1 cao, chất lượng ổn định và ít gãy cành làm giảm năng suất.
  • Thứ 5, cây nhiều thân sẽ có bộ tán lớn, phí đất, cành nhiều khó chăm sóc, khó phun xịt thuốc và khó thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ: thụ phấn nhân tạo, dưỡng cành bơi, chống rụng trái, làm trái tròn đều hộc…

Xem Chương 3: Nên hay không nên cắt ngọn Sầu Riêng

Xem tiếp Chương 5:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *