6 LOẠI PHÂN LÂN CẦN BIẾT, TÁC DỤNG CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

phân lân

Phân lân là một loại phân phổ biến và cần thiết cho cây trồng, có chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho dùng bón cho cây trồng. Lân được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình sinh tưởng, phát triển của cây. Thiếu hay thừa lân đều để lại hậu quả  không tốt cho cây trồng, nó được coi là chất cần thiết nhất cho sự sống của cây trồng. Bài viết này xin giới thiệu cho Bà con các loại phân lân thông dụng ở Việt Nam và tác dụng của Lân đối với cây trồng, Bà con cùng tham khảo nhé:

6 loại phân lân thông dụng đang được bán ở Việt Nam

PHÂN SUPE LÂN (SP): PHÂN LÂN SUPE LÂM THAO

– Dựa vào hàm lượng lân có trong phân mà người ta phân loại thành:

+ Supe Lân đơn: P2O5hh = 17-18%

+ Supe Lân kép: P2O5hh = 37-47%

– Ngoài ra còn có thể phân loại thành các dạng khac như:

+Supe Lân thông thường: hàm lượng lân thấp (15-20%) tuy nhiên hàm lượng Canxi cao.

+ Supe Lân giàu: hàm lượng lân cao hơn Canxi (Lân chiếm 25-35%, Canxi chiếm 10%).

+ Supe Lân rất giàu: hàm lượng Lân lên đến 36-38%

– Đối với cây sầu riêng 5 năm tuổi bà con bón xung quanh tán từ 4-5 kg Supe Lân (P2O5hh :18%)

Supe lân hàm lượng cao Lâm Thao - Supe Lâm Thao

PHÂN MAP:

– Loại phân này chứa Đạm và Lân:

 đạm (Nitơ) 12% và lân (P2O5) 48 – 61% .

– Ưu điểm của dòng phân này là độ tinh khiết và thành phần Lân cao, dễ hòa tan => cây hấp thụ nhanh

– Có điều là giá thành loại này khá cao nên thường được sử dụng để phun qua lá.

Image

PHÂN LÂN NUNG CHẢY – LÂN VĂN ĐIỂN

Phân lân nung chảy còn được gọi là phân lân cao nhiệt, nung chảy quặng apatit ở nhiệt độ cao để chuyển lân thành các hợp chất hòa tan được trong axit yếu. Hàm lượng Lân: chiếm từ 15-20% ngoài ra còn bổ sung thêm các loại trung và vi lượng khác như Ca, Mg, SiO, Sắt, Mangan, Đồng,…Đối với Lân nung chảy hàm lượng Lân thấp so với các loại còn lại nhưng hàm lượng Canxi và Magie tương đối cao (lượng Canxi và Magie bằng một lượng vôi nhất định, khả năng khử chua tương đương với vôi khoảng 90%). Hiệu quả tác dụng lên cây trồng chậm vì thế thích hợp bón lót hơn hoặc có thể kết hợp chung với phân hữu cơ khi cây bắt đầu bén rễ. Trường hợp nếu dùng lân nung chảy để làm bông thì nên bón trước 15-20 so với các loại lân khác.

Trong phân lân nung chảy Văn Điển có trên 80% là trung, vi lượng

PHÂN DAP:

– Phân có tính kiềm pH từ 7,5 – 8

– Hòa tan tốt trong nước nên cây trồng dễ hấp thu qua việc bón gốc hoặc có thể pha với nước để tưới (lưu ý cần lọc bỏ cặn trước khi phun để tránh nghẽn bét tưới nếu tưới bằng hệ thống tự động).

– Phân DAP hiện nay có 2 loại trên thị trường:

+ DAP 18-46 có chứa 18% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5)

+ DAP 21-53 có chứa 21% đạm và 53% lân.

– Phân DAP rất phổ biến và được sử dụng cho mọi giai đoạn của cây trồng (KHÔNG NÊN sử dụng trong giai đoạn cây sầu riêng xổ nhụy)

+ Cung cấp đạm cho lá phát triển to và xanh

+ Bổ sung lân cho thân cành mập, cứng và dày lá

+ Lân thúc đẩy cây ra hoa, kết quả sớm và nhiều -> các nhà vườn trồng sầu riêng đã sử dụng Lân để bón cho cây nhằm mục đích tối ưu hóa công chăm sóc cũng như hạn chế tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng khi có quá nhiều cổ bông trên 1 cây.

– Đối với cây sầu riêng 8-10 năm bà con có thể sử dụng DAP (Lân hữu hiệu P2O5hh = 18-21%) để xử lý tạo mầm trước khi phun tạo mầm và xiết nước làm bông.

LƯU Ý: Hiện nay Phân DAP trên thị trường có chứa nhiều CADIMI – chất tồn đọng trong trái cây gây ung thư, không xuất khẩu được. Nên việc lựa chọn sản phẩm của đơn vị cung cấp uy tín để an tâm sử dụng.

phân bón DAP Diamoni photphat (NH4)2HPO4, Diamophos

PHÂN MKP:

– Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là lân và kali, chiếm 52% Lân (P2O5) và 34% Kali (K2O) => là nguồn cung cấp lân và kali được ưu tiên khi cần hạn chế phân đạm.

– Hòa tan tốt trong nước, thích hợp để phun qua lá -> bà con hay sử dụng để phun qua lá nhằm làm già lá (lưu ý sẽ phun khi lá lụa, không phun khi lá non sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá do hàm lượng kali cao) và phun vào dạ cành nhằm giúp cây ra hoa sớm và tập trung (phân hóa mầm hoa).

PHÂN LÂN PK HỮU CƠ NHẬT BẢN

Phân lân PK hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản được sản xuất từ nguyên liệu phân gà 100%, qua quá trình đốt tạo thành tro. Tro phân gà có chứa hàm lượng Lân và Kali hữu hiệu cao kèm thêm các chất vi lượng giúp chô cành chắc, lá dày.

Lân (P2O5hh): 16%, Kali (K2Ohh): 18%, CaO: 21%, MgO: 7%

Phân Lân PK Nhật Bản tan nhanh trong nước giúp cây hấp thụ nhanh chóng.

Sử dụng phân lân hữu cơ an toàn cho cây trồng, khô chứa hàm lượng gây hại tồn động trong quả, cải tạo đất tốt hơn so với sử dụng các loại lân hóa học kể trên.

Xem thông tin về sản phẩm Phân Lân PK hữu cơ Nhật Bản

Phân lân pk hữu cơ Nhật bản
Phân lân pk hữu cơ Nhật bản

TÁC DỤNG CỦA PHÂN LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Phân lân tác động đến việc hình thành bộ phận mới của cây trồng: vì lân thúc đẩy việc tạo nhân tế bào, tác động mạnh mẽ đến sự kiến tạo mầm hoa và đẻ nhánh, phân cành, ra hoa kết trái.

Phân lân giúp quá trình vận chuyển đường, tinh bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh giúp cho cây trồng chống được các loại thời tiết khắc nghiệt (lạnh, nóng, hạn hán, ngập úng) và tránh được dịch bệnh. (Nói chung là tạo cơ bắp cho cây đó)

Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp. 

Công dụng của phân lân giúp giảm thiểu tác hại của việc bón thừa đạm. Bên cạnh đó, loại phân này còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được tính chua, kiềm của đất.

Cây trồng thiếu phân lân

Nếu thiếu phân lân không những cây trồng chỉ sẽ hấp thụ được ít đi chất dinh dưỡng hơn thông thường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của cây, ảnh hưởng trực tiệp đên cành, lá và năng suất của cây. Nói nôm na là bị suy dinh dưỡng, còi cọc vậy, vô sinh.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất được biểu hiện qua lá, thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Chúng ta sẽ thấy phần lá sẽ bị rụng nhiều hơn thông thường, cành lá còi cọc sinh trưởng kém, màu sắc chuyển đổi nhanh chóng từ xanh đậm chuyển sang vàng và cuối cùng là sang tím đỏ (chú ý quan sát từ các lá phía dưới trước và từ mép lá vào trong). Vì thiếu chất dinh dưỡng nên rễ cây sẽ phát triển chậm, thân cây bé và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và mang trái.

cây thiếu phân lân
cây thiếu phân lân

Khi cây trồng thiếu lân sẽ làm giảm khả năng tổng hợp chất bột dẫn đến sẽ cho ra quả ít hơn, hoa khó nở, quả chín chậm và dễ bị nấm bệnh tấn công, hư hỏng.

Giảm khả năng chống chịu các ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi, dễ đổ ngã và dễ bệnh dẫn đến năng suất thấp.

Cây trồng nếu thiếu hàm lượng lân thì sẽ tự động tích lũy chất đạm theo dạng Nitrat – đây là chất ảnh hưởng đến việc cây trồng tổng hợp Protein. Khi quá trình tổng hợp Protein bị cản trở sẽ làm cho phần lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp đi và dựng đứng lên.

Ảnh hưởng của cây thừa lân

Ông Bà xưa có câu “ Ở đời, cái gì quá cũng không tốt”. Đối với cây trồng chúng ta cần cung cấp các chất dinh dưỡng theo nguyên tắc: Đúng thời điểm – Vừa đủ lượng – Đúng loại phân. Cây thừa lân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và thừa sắc tố, đồng thời sẽ làm cho cây trồng thiếu đi kẽm và đồng. Khi thừa phân lân sẽ làm cho quả chín quá sớm và gây ức chế sinh trưởng.

Kết luận

Tùy vào giai đoạn mà bà con lựa chọn các loại Lân cho thích hợp, đặc biệt phải quan tâm nồng độ phần trăm lân hữu hiệu có trong sản phẩm. Tránh ham rẻ mua nhầm sản phẩm không tốt. Và tuân theo nguyên tắc: khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển, không bón một lúc quá nhiều.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *